Như tiêu đề mình đề cập vào 2 nội dung chính: tạo Github pages để lưu trữ dữ liệu miễn phí và gắn subdomain cái này chỉ làm màu thôi chứ thực chất vẫn tải host của Github nhưng dù sao khi sử dụng subdomain vẫn chuyên nghiệp hơn so với url của Github pages hì 😁
Dưới đây là các bước tạo Github pages và gắn subdomain, yêu cầu bạn đã có sẵn tài khoản ví dụ như tài khoản Google chẳng hạn và một tên miền đã đăng ký nếu đã gắn vào blogspot thì càng tốt.
Bước 1: Tạo tài khoản Github miễn phí
Mục này ai cũng tạo được cả không cần phải hướng dẫn nên bỏ qua để đi tiếp phần sau
Bước 2: Tạo Github pages
Khi bạn kích hoạt xong tài khoản Github, tại giao diện của trang https://github.com/tên tài khoản của bạn, click chọn tab Repositories. Tại đây bạn click chọn nút New bắt đầu tạo một repository mới
Ví dụ ở mục Repository name bạn đặt tên vietdesign.github.io, bên dưới bạn tích chọn ô Initialize this repository with a README xong click chọn Create repository
Khi bạn tạo xong trang sẽ tự động chuyển hướng đến trang repository mà bạn vừa tạo mới với địa chỉ url có dạng github/tên tài khoản/tên repository. Tại đây bạn click vào nút Settings có biểu tượng bánh răng cưa nó nằm phía bên phải để qua trang Setting, bạn kéo thanh trượt trình duyệt xuống mục Github Pages
Trong mục Source của Github Pages click vào nút None mở menu tích chọn master branch như hình. Sau khi kích hoạt, bạn sẽ tạo một trang Github pages với địa chỉ dạng https://repository-name.github.io.
Bước 3: Gắn subdomain
Cũng tại trang Settings sau khi đã kích hoạt xong Github pages, bạn kéo thanh trượt xuống một chút, ngay dưới mục Source nó có mục Custom domain, bạn thêm subdomain của bạn vào ví dụ cdn.domain.com và nhấn nút Save lại.
Tiếp theo bạn truy cập trang quản trị tên miền của bạn, ở mục quản lý DNS bạn thêm một bản ghi CNAME mới lấy tên là tên subdomain mà bạn đã thêm trong Github pages ví dụ sub có tên cdn, và giá trị là địa chỉ Github pages của bạn ví dụ repository-name.github.io
Tiếp theo bạn chỉnh sửa hoặc thêm mới bản ghi A, thêm lần lượt 4 ip sau:
- 185.199.108.153
- 185.199.109.153
- 185.199.110.153
- 185.199.111.153
Bước cuối, tại trang Settings của Github pages, bạn kích hoạt HTTPS trong ô Enforce HTTPS ngay bên dưới mục Custom domain mà bạn đã thêm.
Sau khi làm đủ 3 bước trên bạn đã có một địa chỉ subdomain rất sang chảnh ví dụ https://cdn.domain.com. Cuối cùng bạn chỉ upload dữ liệu lên Github pages và lấy link thôi.
Cũng tại trang Github bạn tạo mới lần lượt các trang repository tương tự như bạn đã tạo Github pages ở Bước 2, ví dụ bạn sẽ lấy tên lần lượt cho các repository là: images để lưu ảnh, fonts lưu font, css lưu css, js lưu javascript...Bạn nhớ kích hoạt Github pages cho các repository này nhé, lúc đó địa chỉ của các repository này sẽ có dạng https://sub.domain.com/repository-name.
Sau khi đã tạo mới các repository, bạn tạo tệp mới (Create new file) hoặc tải tệp lên (Upload files) trong mỗi repository mà bạn đã tạo và lưu tệp trong này. Ví dụ trong repository có tên css, bạn tạo mới tệp có tên demo.css
Khi đặt tên, thêm nội dung, bạn click chọn nút Commit new file bên dưới để tạo mới tệp, lúc đó địa chỉ tệp mới của bạn sẽ là: https://sub.domain.com/css/demo.css. Khi bán chèn link css này vào blog của bạn nó sẽ có dạng
<link href='https://sub.domain.com/css/demo.css' rel='stylesheet' />
Rất đơn giản phải không các bạn, nếu các bạn cũng muốn làm điều đó hãy test ngay cho nóng 😉